6 BƯỚC NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM NHANH CHÓNG
Table of Contents
Với vị trí địa lý nằm sát nhau và có đường biên giới dài, hoạt động thông quan và xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy hiện nay ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam. Tìm hiểu bài viết để nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa giữa hai thị trường này.
1. Những loại hình nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam
Hai loại hình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về nước ta trở nên phổ biến từ trước đến nay bao gồm nhập hàng qua đường tiểu ngạch và chính ngạch.
1.1 Nhập hàng qua đường tiểu ngạch
Loại hình thương mại quốc tế có tính hợp pháp, đưa hàng hóa từ thị trường nước bạn về Việt Nam qua biên giới nhưng không thông qua các đường cửa khẩu. Các giao dịch mua bán này được thực hiện bởi người dân giữa 2 quốc gia có hộ khẩu hoặc thường trú tại các địa điểm biên giới tiếp giáp với bên còn lại.
Hình thức nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam qua đường tiểu ngạch thường diễn ra phổ biến tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh - nơi có khu vực trao đổi thương mại lớn. Lưu ý, dù vận chuyển hàng bằng hình thức tiểu ngạch nhưng những nhà buôn bán được yêu cầu nộp thuế và khai báo hải quan dưới sự kiểm soát như hoạt động qua đường chính ngạch.
1.2 Nhập khẩu qua đường chính ngạch
Với hình thức này, đơn vị thường nhập khẩu hàng hóa có số lượng rất lớn qua các cửa khẩu biên giới. Hiện nay có 2 cách nhập khẩu với đường chính ngạch là:
- Nhập khẩu hàng Trung Quốc qua chính ngạch trực tiếp: 2 đơn vị xuất và nhập khẩu trực tiếp giao dịch thương mại với nhau. Trong đó, người mua và bán cần phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các thủ tục, ký kết hợp đồng mua bán và khi thông quan được cơ quan quản lý kiểm tra hàng hóa cẩn thận và tiến hành đóng thuế theo quy định.
- Nhập khẩu chính ngạch gián tiếp: Bên nhập khẩu ủy thác hoạt động mua và nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam cho một đơn vị cung cấp dịch vụ khác. Công ty được ủy quyền này thực hiện mọi thủ tục của quy trình nhập khẩu.
Hình ảnh 1.2 Các loại hình nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
2. Các bước nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam theo đường chính ngạch
2.1 Tìm kiếm nguồn hàng và tham khảo giá
Nếu muốn nhập hàng hóa, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nơi sản xuất - cung ứng và về chính mặt hàng đó:
- Đối với nhà sản xuất: cần nắm rõ tên, địa chỉ, cách thức liên lạc (số điện thoại, mail), quy mô doanh nghiệp và các hoạt động xuất khẩu từ trước đến nay cũng như đánh giá của các đơn vị đã từng nhập hàng khác
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, giá cả, chất lượng và thời hạn sử dụng sản phẩm quy trình sản xuất - cách thức đóng gói, tem dán nhãn mác,...
Lưu ý trước khi nhập hàng với số lượng lớn, nên thỏa thuận đặt một số sản phẩm mẫu để đánh giá chất lượng. Việc tham khảo giá trên thị trường có thể qua tư vấn của những đơn vị đã có kinh nghiệm nhập hàng lâu năm hoặc tra cứu trên các website thương mại điện tử.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng các trang web mua hàng nội địa Trung Quốc
2.2 Tiến hành ký kết hợp đồng thương mại
Với phương thức giao tiếp đa dạng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc đặt hàng trực tiếp hoặc sử dụng email gửi đơn đặt hàng. Nội dung của đơn đặt hàng cụ thể bao gồm:
- Đơn vị mua - bán hàng: Thông tin đầy đủ về tên doanh nghiệp, tên người đại diện, địa chỉ và các cách thức liên hệ (số điện thoại, mail, số fax)
- Sản phẩm nhập khẩu: Tên các loại mặt hàng, mô tả sản phẩm, số lượng, giá cả và tổng giá trị đơn hàng
- Điều kiện thanh toán: Các phương thức thanh toán được hỗ trợ và thông tin chi tiết của bên nhận thanh toán. Lưu ý: tùy theo điều kiện được đưa ra mà bên nhập hàng có thể yêu cầu nhà sản xuất cung cấp hóa đơn chiếu lệ để sử dụng chuyển tiền qua ngân hàng sau này.
- Điều kiện giao vận: thông tin cần được quy định rõ ràng trong điều kiện Incoterms tùy theo điều kiện giao hàng.
- Số hợp đồng và thời gian giao dịch chi tiết
2.3 Lựa chọn hình thức vận tải và giao hàng
Hiện nay, các loại hình vận chuyển vô cùng đa dạng với các ưu, nhược điểm khác nhau như vận chuyển đường bộ, đường biển hay đường hàng không. Doanh nghiệp có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam có thể linh hoạt lựa chọn các hình thức trên tùy vào ngân sách và các đặc điểm vận chuyển khác (như khoảng cách địa lý giữa 2 bên, thời gian cần nhập hàng,...)
Ví dụ:
- Với số lượng và trọng lượng hàng lớn trên 2 tấn, doanh nghiệp nên nhập hàng qua đường biển, tuy mất nhiều thời gian hơn các hình thức khác nhưng chi phí rẻ hơn nhiều
- Đơn hàng có trọng lượng trong khoảng 50 - 2000 kg thì nên ưu tiên vận chuyển bằng đường bộ bởi tính ổn định và chi phí phù hợp hơn
- Đơn hàng nhỏ hơn có trọng lượng dưới 50kg nên chọn giao bằng đường hàng không. Tuy chi phí giao hàng cao hơn nhưng thời gian thực hiện nhanh chóng.
Hình ảnh 2.3 Lựa chọn hình thức vận chuyển qua đường hàng không
2.4 Hoàn tất hồ sơ nhập khẩu
Hồ sơ nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam nên được chuẩn bị chi tiết và đầy đủ để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi. Các chứng từ, tài liệu cơ bản bao gồm:
- Hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế: như đã trình bày phần trên, hợp đồng cần trình bày chi tiết các thông tin của hai bên tham gia giao dịch và các điều kiện, thời gian giao nhận hàng và thanh toán. Đặc biệt cần lưu ý thêm về nguồn gốc sản phẩm.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) hoặc có thêm Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): trong đó, hóa đơn thương mại được yêu cầu bắt buộc khi tiến hành các thủ tục tại hải quan. Những điều cần lưu ý trong hóa đơn này gồm thông tin đơn vị cung ứng hàng, tên sản phẩm, điều kiện thanh toán và giao hàng, các số liệu khác trên tờ khai báo hải quan.
Ngoài ra, với những mặt hàng được chứng nhận CO form E chứng minh xuất từ hàng sản xuất từ Trung Quốc, doanh nghiệp nên kiểm tra cẩn thận mô tả và mã HS Code sản phẩm
- Danh sách đóng gói (Packing List): đảm bảo thông tin trên văn bản này khớp với số liệu trên vận tải đơn (Bill of Lading) để các thủ tục thông quan hàng hóa và nhận hàng về kho diễn ra nhanh chóng
2.5 Thực hiện các thủ tục hải quan khi nhập hàng chính ngạch
Tại các Cục cơ quan Hải Quan, doanh nghiệp đang nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam phải nộp hồ sơ để làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Các loại giấy tờ, tài liệu có thể được yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào mặt hàng đang được nhập. Về cơ bản, doanh nghiệp vẫn cần xuất trình các chứng từ sau:
- Hợp đồng thương mại quốc tế
- Hóa đơn thương mại
- Chứng nhận CO form E xác minh nguồn gốc hàng hóa từ Trung Quốc
- Danh sách sản phẩm, chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Văn bản công bố chất lượng
Sau khi Hải quan kiểm tra và xác minh chính xác hàng hóa thực tế với số liệu trên các chứng từ, văn bản, hàng hóa sẽ được thông quan. Sau đó, doanh nghiệp được chuyển hàng hóa về kho với các hình thức vận chuyển đường bộ nhỏ lẻ khác.
Hình ảnh 2.5 Hóa đơn thương mại bắt buộc cần có khi giao dịch ngoại thương
2.6 Thanh toán hợp đồng
Dựa trên điều khoản về điều kiện thanh toán được nêu trong hợp đồng giao dịch giữa hai bên và hóa đơn thương mại, bên nhập khẩu thực hiện thanh toán theo thời gian đã thống nhất và tuân thủ quy định chung. Đảm bảo các thông tin giao dịch chính xác và hợp lệ.
Các phương thức thanh toán phổ biến là chuyển trực tiếp qua ngân hàng hoặc qua các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian.
3. Cần lưu ý những gì khi nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam?
3.1 Trước khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa cần mua bảo hiểm
Quá trình vận chuyển dài ngày trên đường xa dễ gây ra các rủi ro cho hàng hóa của bạn, vì vậy nên mua bảo hiểm cho hàng hóa để được đảm bảo nếu xảy ra các tổn thất về chất lượng và số lượng hàng lớn sau này.
3.2 Giải quyết những vấn đề tranh chấp khác
Khi chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu qua Hải quan, các bên tham gia phải kiểm tra thông tin khi soạn hợp đồng và kiểm tra mọi điều khoản. Những thông tin này đảm bảo thống nhất trước khi giao dịch nhằm tránh rủi ro khiếu nại về các vấn đề hàng hóa hoặc điều kiện giao nhận, thanh toán khác.
Hình ảnh 3.2 Nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam
Xem thêm: Điểm danh những trang mua hàng Trung Quốc được ưa chuộng nhất hiện nay
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam và những điều cần lưu ý khi tham gia giao dịch quốc tế. Tuy nhiên để nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị trung quan đề ủy quyền cho dịch vụ mua và nhập hàng để đảm bảo tránh các rủi ro đáng tiếc khi chưa nắm rõ các quy định và thủ tục cần thiết.
Liên hệ NBT Logistics để được tư vấn sớm nhất.
-------------------------------
NBT Logistics
Giải pháp thông minh - Trải nghiệm ấn tượng
Hotline: 0931.486.111
Website: nbtlogistics.vn
Address: Tòa Fafim A, số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan

.jpg)
.jpg)
